Băng tải là thiết bị dùng để phục vụ cho việc vận chuyển các nguyên vật liệu, sản phẩm cho các nhà máy, khu sản xuất. Để đảm bảo quá trình sản xuất được liền mạch thì hệ thống băng tải phải được bảo trì và sửa chữa thường xuyên. Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu phương pháp sửa chữa băng tải hiệu quả nhé!
Tại sao cần bảo trì, sửa chữa băng tải?
Hệ thống băng tải của các doanh nghiệp sẽ hoạt động khác nhau tùy vào đặc điểm sản xuất của nơi đó. Tuy nhiên tất cả đều có điểm chung là khi băng tại bị hư hỏng sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ sản xuất và rất nhiều hậu quả khác. Sau đây là những lý do bạn cần bảo trì và tiến hành sửa băng tải thường xuyên.
Tiết kiệm chi phí đầu tư của doanh nghiệp
Băng tải là tài sản nằm trong vốn đầu tư của doanh nghiệp chính. Bảo trì băng tải chính là bảo vệ vốn và tài sản của công ty. Nếu để băng tải bị hư hỏng thường xuyên sẽ làm tăng thêm chi phí đầu tư của doanh nghiệp.
Giảm tỷ lệ hao mòn thiết bị
Bảo trì băng tải định kỳ sẽ giúp giảm tỷ lệ hao mòn thiết bị. Điều chỉnh, hiệu chỉnh từng bộ phần của băng tải chính là phương pháp tốt nhất để tránh việc hư hỏng băng tải. Sử dụng đúng cách, đúng năng suất cũng sẽ giúp thiết bị bền bỉ hơn.
Đảm bảo an toàn lao động
Các vấn đề xảy ra khi băng tải hoạt động như đá chèn giữa dây đai, con lăn, thực phẩm kẹt giữa các bộ phận,.. sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn lao động. Việc bảo trì thường xuyên sẽ giúp hạn chế rủi ro về các tai nạn có thể xảy ra.
Các vấn đề mà hệ thống băng tải thường gặp
Những vấn đề thường gặp trong quá trình băng tải hoạt động như:
- Con lăn truyền động không được điều chỉnh đúng cách dẫn đến dây đai bị xoắn và hư bộ truyền động.
- Ổ trục xích không đủ trơn khiến các trục xích bị ma sát mạnh dẫn đến phá hỏng hệ thống.
- Băng tải bị bụi bẩn và dính các chất lỏng mài mòn gây giảm hiệu suất.
- Băng tải phải vận chuyển khối lượng sản phẩm lớn dẫn đến quá tải.
- Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề khác cần được kiểm tra và sửa chữa kịp thời để tránh dây chuyền sản xuất bị trì trệ.
Quy trình bảo trì, sửa chữa băng tải đúng cách
Để việc bảo trì, sửa chữa đạt được hiệu quả mong muốn, doanh nghiệp nên tham khảo quy trình sau đây.
Bước 1: Kiểm tra cơ cấu căng băng
Kiểm tra cơ cấu căng băng là bước cơ bản nhất trong quy trình sửa băng tải. Bộ phận này sẽ đảm bảo cho độ căng và điều chỉnh băng tải. Cần đảm bảo băng tải có độ căng hợp lý, không bị dãn hay bị đứt.
Bước 2: Bôi trơn động cơ
Động cơ cần được bôi trơn để tăng lực kéo và giảm lực ma sát. Nên bôi trơn bằng các loại dầu mỡ chuyên dụng để tăng hiệu quả và chống bào mòn tốt nhất.
Bước 3: Vệ sinh băng tải
Khi băng tải bị bụi bẩn nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến năng xuất hoạt động của dây chuyền. Trong môi trường sản xuất sẽ thường có các loại bụi bẩn và các chất ăn mòn sẽ làm cho hệ thống bị giảm tuổi thọ dẫn đến hư hỏng về sau.
Bước 4: Kiểm tra chất lượng dây băng
Kiểm tra tính ổn định của dây chuyền cũng là bước rất quan trọng khi sửa chữa băng tải. Dây băng cần phải chạy chính tâm không lệch, không bị vặn xoắn, giãn. Và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo trên mặt băng không có bất kỳ vật cản nào.
Những phương pháp sửa băng tải hiệu quả
Dưới đây là những phương pháp sửa chữa băng tải hiệu quả thường được sử dụng.
Lưu hóa
Lưu hóa là phương pháp sử dụng nhiệt, thời gian và áp lực để nối lại dây đai. Phương pháp lưu hóa sẽ thường được dùng cho các loại băng tải làm từ cao su hay nhựa dẻo. Đây là phương pháp rất đáng tin cậy giúp dây đai trở lại độ bền ban đầu. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm không nên áp dụng phương pháp này vì vấn đề vệ sinh an toàn.
Sử dụng chốt kim loại
Chốt kim loại được ưa chuộng vì rất dễ sử dụng. Đây là lựa chọn tốt nhất để sửa chữa các loại dây đai phi thực phẩm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên là giải pháp tạm thời trước khi dây đai được lưu hóa hoặc thay thế vì nó tiềm ẩn những nguy cơ lớn về an toàn thực phẩm.
Bảo dưỡng lạnh
Bảo dưỡng lạnh là một phương pháp rất ít được dùng. Theo phương pháp này bề mặt sẽ được liên kết bằng xi măng tạo từ hợp chất gốc và chất đóng rắn. Các doanh nghiệp chỉ sử dụng phương pháp bảo dưỡng lạnh trong trường hợp không thể lưu hóa. Nhược điểm lớn nhất của bảo dưỡng lạnh là tốn thời gian và yêu cầu cao.
Trên đây là quy trình sửa chữa băng tải chi tiết cũng các phương pháp thường được sử dụng nhất. Trong quá trình sử dụng băng tải cần được bảo trì thường xuyên để tránh việc ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất nhé.
Tin tức khác
- Top 5 Ứng dụng của Băng tải con lăn trong các ngành công nghiệp (17-11-2023)
- Các công dụng quan trọng của băng tải trong ngành công nghiệp (17-11-2023)
- Mách bạn cách bảo trì, sửa chữa băng tải đúng chuẩn (17-11-2023)
- Các loại băng tải công nghiệp thông dụng nhất (17-11-2023)
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công suất băng tải (27-08-2023)
- Lợi Ích Của Băng Tải Nghiêng Trong Quá Trình Sản Xuất Và Vận Chuyển (27-08-2023)
- Kiến thức để chọn mua băng tải phù hợp (18-08-2023)
- Băng tải di động là gì và những điều cần biết (18-08-2023)